Những điều cần biết về suy tim tâm trương
Cơ chế suy tim tâm trương là khi tâm thất không đủ khả năng tiếp nhận máu, kèm theo đặc điểm phân suất tống máu EF bảo tồn. Nguyên nhân gây suy tim tâm trương là do quả tim bị rối loạn chức năng hoặc có tổn thương thực thể.
1. Tổng quan về suy tim tâm trương
Định nghĩa rối loạn chức năng tâm trương: là khi có rối loạn chức năng tâm trương do suy yếu sự đổ đầy thất trái do tăng tính cứng hoặc giảm sự thư giãn của các buồng tim nhưng chưa có triệu chứng suy tim
Định nghĩa suy tim tâm trương: là sự tổn hại sự đổ đầy của tâm thất trái trong khi phân số tống máu của tâm thất trái bình thường (EF% > 50%). Ngoài ra, cũng có một vài tiêu chuẩn khác kèm theo được dùng để định nghĩa suy tim EF bảo tồn. Chẩn đoán suy tim tâm trương thường gặp nhiều khó khăn bởi vì hầu hết các biện pháp xác định đều loại trừ những nguyên nhân không do tim khác nên triệu chứng tương tự với suy tim (khoảng 30 - 50 % bệnh nhân có suy tim tâm trương đơn thuần)
- Bênh nhân có rối loạn tâm trương thất trái và hiện tại có khó thở
- BN trong bệnh cảnh của ứ huyết tĩnh mạch và phù phổi ν
- Thường xảy ra ở phụ nữ và người cao tuổi
- Tiên lượng tương tự như suy tim tâm thu
- Nhiều bệnh nhân có cả suy tim tâm thu và suy tim tâm trương
2. Nguyên nhân suy tim tâm trương
2.1. Nguyên nhân nền
Phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến suy tim là yếu tố quan trọng trong quá trình đưa ra quyết định hướng điều trị đúng đắn. Những nguyên nhân cơ bản gây gây suy tim tâm trương bao gồm:
- Bệnh động mạch vành;
- Tăng huyết áp;
- Hẹp van động mạch chủ;
- Bệnh cơ tim phì đại hoặc cơ tim hạn chế.
- Đái tháo đường type 2
- Béo phì, hội chứng chuyển hóa
- Tuổi cao
2.2. Nguyên nhân thúc đẩy
Mức độ bệnh suy tim nói chung sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu người bệnh:
- Không tiết chế;
- Bị rối loạn nhịp tim quá nhanh hoặc chậm;
- Mắc bệnh nhiễm trùng, thiếu máu hoặc hở van tim cấp;
- Lạm dụng bia rượu;
- Phụ nữ có thai;
- Sử dụng thuốc hoặc giảm thuốc điều trị suy tim không đúng liều lượng.
2.3. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, có trường hợp bệnh nhân mắc suy tim tâm thu kèm theo một số bệnh lý tim mạch sau đây cũng có thể đưa đến suy tim EF bảo tồn, chẳng hạn như:
- Nhồi máu cơ tim;
- Thiếu máu cục bộ cơ tim;
- Tắc nghẽn van tim;
- Rối loạn do thâm nhiễm;
- Bệnh chuyển hóa.
3. Chẩn đoán suy tim tâm trương
3.1. Dấu hiệu lâm sàng không đặc hiệu (như suy tim kinh điển) : Ở giai đoạn đầu, suy tim tâm trương thường không có biểu hiện rõ rệt. Phần lớn người bệnh suy tim được phát hiện ra khi bệnh đã bắt đầu tiến triển với các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Tỉnh giấc vào ban đêm do khó thở:
+ Thường khó thở khi nằm tư thế đầu thấp, khi tập thể dục hoặc vận động gắng sức
+ Thở khò khè, ho khan kéo dài
+ Khó thở thường kèm theo triệu chứng ho là ho từng cơn
- Khó tập trung, trí nhớ kém
- Mệt mỏi
- Sưng phù ở mắt cá chân, chân và bụng
- Chán ăn và buồn nôn
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn bất thường
- Tăng cân đột ngột
3.2. Chẩn đoán dựa vào cận lâm sàng:
- Xquang ngực: dấu hiệu sung huyết tại phổi.
- siêu âm tim: Bên cạnh chỉ số phân suất tống máu EF bảo tồn, chẩn đoán xác định cơ chế suy tim tâm trương còn dựa trên bằng chứng bệnh cấu trúc cơ tim (dày thất trái, giãn nhĩ trái), kèm theo đó là rối loạn chức năng tâm trương.
- Xét nghiệm máu: NT- proBNP tăng cao
4. Điều trị suy tim tâm trương
Một số biện pháp điều trị suy tim tâm trương phổ biến hiện nay bao gồm:
- Kiểm soát tốt huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương).
- Kiểm soát tốt tần số thất ở bệnh nhân rung nhĩ có suy tim tâm trương.
- Chống phù và giảm sung huyết phổi hiệu quả bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu.
- Tái tưới máu mạch vành ở người bệnh suy tim tâm trương nhưng có kèm theo bệnh động mạch vành.
- Giảm triệu chứng cơ năng ở bệnh nhân suy tim tâm trương bằng các loại thuốc, như: Ức chế β, ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin II hoặc chẹn kênh Canxi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám suy tim được thiết kế áp dụng cho 2 nhóm đối tượng sau đây:
- Những bệnh nhân có các triệu chứng thường gặp của suy tim, ví dụ như: Hụt hơi, khó thở, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, đau tim, nhịp tim nhanh, hồi hộp, ...
- Khách hàng chưa có triệu chứng suy tim tâm trương, nhưng có các bệnh lý liên quan đến tim mạch (tăng huyết áp, đau thắt ngực, tiểu đường, loạn nhịp tim, ...) hoặc những người ở độ tuổi trung niên (nam > 45 tuổi, nữ > 50 tuổi), đặc biệt là những đối tượng thường xuyên uống nhiều rượu bia, thuốc lá, béo phì.
Dịch vụ khám toàn diện bao gồm xác định tình trạng và cơ chế suy tim tâm trương, mức độ suy tim, nguyên nhân gây suy tim cũng như bệnh đi kèm. Các bước chẩn đoán và xét nghiệm cụ thể như sau:
- Khám chuyên khoa Nội tim mạch.
- Tổng phân tích nước tiểu 24 giờ và tế bào máu bằng máy đếm tự động.
- Định lượng Glucose, Axit uric, Calci ion hoá, Cholesterol, ...
- Đo hoạt độ AST (GOT) và ALT (GPT).
- Điện giải đồ (Na/K/Cl) và điện tâm đồ.
- Siêu âm tim và chụp Xquang.
- Một số dịch vụ liên quan cần thiết khác.
Nguồn: Vinmec
Những điều cần biết về suy tim tâm trương
Reviewed by PROCDHA
on
tháng 6 04, 2020
Rating: