Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề y
Nghề y cũng như bao ngành nghề khác, yêu cầu những tố chất riêng. Muốn biết mình có thể trở thành một cán bộ giỏi trong ngành y, bạn hãy xem mình có những tố chất dưới đây không nhé?
· Lòng nhân đạo, thương người
Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng tổng kết về người làm nghề y là người phải biết “lo cái lo của người, vui cái vui của người”. Lòng nhân hậu chính là đức tính đầu tiên cần có của một thầy thuốc.
Làm nghề y, bạn sẽ phải tiếp xúc với những nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của đồng loại. Nếu bạn không có lòng thương người, bạn sẽ không bao giờ đặt được mình vào hoàn cảnh bệnh nhân, cảm nhận nỗi đau của họ để hết lòng cứu chữa. Một bác sĩ biết yêu thương bệnh nhân sẽ biết cách giúp họ nhiều nhất theo khả năng của mình.
· Sự kiên trì, nhẫn nại
Đây là đức tính thứ hai phải có của mỗi thầy thuốc. Ngay số năm học trong trường đại học Y cũng đã là một thử thách. Hãy hình dung là bạn sẽ phải học 6 năm đại học để có tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ, một số người học giỏi sẽ được thi học tiếp 3 năm bác sĩ nội trú, rồi chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư… Phải mất 9 đến 10 năm bạn mới có thể thực sự trở thành bác sĩ chuyên khoa có tay nghề vững chắc. Nếu không có tính kiên trì, liệu bạn có thể đi hết con đường dài đó?
Đòi hỏi này còn lớn lao hơn khi bạn trực tiếp đối diện với bệnh nhân cùng những đau đớn, mất mát về thể chất và tinh thần của họ. Nhưng chắc chắn nếu bạn đã có lòng nhân hậu thương người, thì bạn cũng sẽ kiên trì, nhẫn nại được.
· Sự can đảm (không yếu bóng vía, không sợ máu, không sợ bẩn...)
Lòng can đảm của người thầy thuốc trước hết được thể hiện ở sự chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình.
Với nghề y, điều này không dễ dàng chút nào. Công việc hằng ngày của bạn sẽ phải tiếp xúc với máu, với các bộ phận trên cơ thể con người và cả những thi thể. Nếu bạn không chuẩn bị tinh thần ngay từ đầu thì có thể bạn sẽ bối rối ngay từ giờ học giải phẫu đầu tiên trong giảng đường đại học.
· Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
Làm nghề y là phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Công việc của bạn mang tính sống còn bởi một quyết định của bạn có thể liên quan đến sự sống chết của một mạng người.
Nếu bạn không cân nhắc cẩn thận, đưa ra những quyết định vội vàng hoặc không kịp thời, thiếu thận trọng, và không trung thực thì có thể bạn sẽ phải ân hận suốt đời.
· Biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với bệnh nhân
Danh y Hyppocrate từng khuyên rất hay rằng: “Người thầy thuốc thực thụ không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn làm giảm nỗi đau và luôn luôn an ủi con người”.
Người bệnh tìm đến bạn trong nỗi đau đớn, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Và bạn chính là niềm hy vọng, là người an ủi, là vị cứu tinh của họ. Một bác sĩ có tài và có tâm sẽ biết cách tạo ở bệnh nhân của mình sự tin cậy, không chỉ ở tay nghề trình độ mà cả ở tấm lòng của người thầy thuốc. Vì thế, một lương y nhất thiết phải luôn luôn trở thành chỗ dựa đáng tin cậy, nguồn an ủi cho những bệnh nhân đến với mình.
· Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén
Bạn còn nhớ câu chuyện về “Ông già thuốc” Tôn Tư Mạc ở Hàng ghế số 1 chứ?
Trước một hiện tượng bệnh lý, dù đó là y học cổ truyền hay y học hiện đại, bao giờ thầy thuốc cũng phải quan sát. Phán đoán để chẩn đoán bệnh là bước đầu khó khăn để rồi sau đó nghiên cứu phương pháp điều trị.
Thầy thuốc giỏi là người có khả năng quan sát, phán đoán tốt, hướng tới chẩn đoán đúng và nhạy bén trước một trường hợp bệnh khó, như người ta vẫn gọi là “nhạy cảm nghề nghiệp”. Khả năng này sẽ giúp bạn hình thành cách thức chữa bệnh của mình. Nếu bạn phán đoán đúng tức là đã có đến 30% cơ may chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân rồi đấy.
· Đôi bàn tay khéo léo
Đôi bàn tay khéo léo đặc biệt quan trọng đối với bác sĩ các khoa ngoại, sản phụ, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng... Có người từng nói rằng đôi bàn tay, đó là một trong những “gia tài” quý báu nhất của bác sĩ ngoại khoa.
Công việc của bạn liên quan đến những bộ phận nhỏ nhất như những mạch máu li ti trong cơ thể con người. Người phẫu thuật viên vì thế phải thuộc lòng những mối liên quan của các thành phần giải phẫu.
Sự khéo léo sẽ giúp bạn không nhỏ trong việc chẩn đoán bệnh chính xác, và đặc biệt là có những ca mổ thành công.
· Sức khoẻ
Nghề nào cũng cần sức khoẻ, nhưng đối với nghề y thì sức khoẻ đặc biệt quan trọng. Muốn đem lại sức khoẻ cho người khác thì trước hết bạn phải có sức khoẻ.
Khi trở thành bác sĩ, bạn có lúc phải trực 24/24 giờ, phải khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân (toàn là những người ốm đau bệnh tật) hay đi công tác xuống tuyến dưới hàng tuần, hàng tháng... Không có đủ sức khoẻ thì có thể bạn sẽ là... bệnh nhân tiếp theo đấy.
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ CẢN TRỞ BẠN TRONG NGHỀ Y
* Bạn sợ máu, sợ ma và hay thi vị hoá mọi vấn đề của cuộc sống.
* Bạn dễ nổi nóng, chóng chán, bồng bột, ít khi cân nhắc kĩ khi quyết định một điều gì.
* Bạn không thể cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Có thể bạn là một người quá lý trí, cứng rắn và khô khan. Sự cứng nhắc của bạn có thể làm người bệnh không tin tưởng và sẽ tìm đến một bác sĩ khác.
* Bạn không thể chịu nổi nếu lúc nào cũng phải tiếp xúc với những người ốm yếu, bệnh tật.
* Bạn thấy mình rất vụng về.
* Bạn gặp khó khăn với những môn học đòi hỏi có trí nhớ và óc lôgíc tốt như giải phẫu, sinh hóa, dược lý v.v...
Tất nhiên, phẩm chất nào cũng cần đến sự rèn luyện không ngừng và khuyết điểm nào cũng có thể khắc phục được. Nếu bạn có trót mắc phải một vài khuyết điểm trên đây thì cũng đừng để chúng phá hỏng hoàn toàn giấc mơ làm thầy thuốc của bạn. Đó là một giấc mơ cao cả, và nếu bạn đã có niềm đam mê thì tự rèn luyện, khắc phục những tồn tại của mình để thực hiện ước mơ ấy không bao giờ là muộn.
· Lòng nhân đạo, thương người
Danh y Hải Thượng Lãn Ông từng tổng kết về người làm nghề y là người phải biết “lo cái lo của người, vui cái vui của người”. Lòng nhân hậu chính là đức tính đầu tiên cần có của một thầy thuốc.
Làm nghề y, bạn sẽ phải tiếp xúc với những nỗi đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần của đồng loại. Nếu bạn không có lòng thương người, bạn sẽ không bao giờ đặt được mình vào hoàn cảnh bệnh nhân, cảm nhận nỗi đau của họ để hết lòng cứu chữa. Một bác sĩ biết yêu thương bệnh nhân sẽ biết cách giúp họ nhiều nhất theo khả năng của mình.
· Sự kiên trì, nhẫn nại
Đây là đức tính thứ hai phải có của mỗi thầy thuốc. Ngay số năm học trong trường đại học Y cũng đã là một thử thách. Hãy hình dung là bạn sẽ phải học 6 năm đại học để có tấm bằng tốt nghiệp bác sĩ, một số người học giỏi sẽ được thi học tiếp 3 năm bác sĩ nội trú, rồi chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư… Phải mất 9 đến 10 năm bạn mới có thể thực sự trở thành bác sĩ chuyên khoa có tay nghề vững chắc. Nếu không có tính kiên trì, liệu bạn có thể đi hết con đường dài đó?
Đòi hỏi này còn lớn lao hơn khi bạn trực tiếp đối diện với bệnh nhân cùng những đau đớn, mất mát về thể chất và tinh thần của họ. Nhưng chắc chắn nếu bạn đã có lòng nhân hậu thương người, thì bạn cũng sẽ kiên trì, nhẫn nại được.
· Sự can đảm (không yếu bóng vía, không sợ máu, không sợ bẩn...)
Lòng can đảm của người thầy thuốc trước hết được thể hiện ở sự chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình.
Với nghề y, điều này không dễ dàng chút nào. Công việc hằng ngày của bạn sẽ phải tiếp xúc với máu, với các bộ phận trên cơ thể con người và cả những thi thể. Nếu bạn không chuẩn bị tinh thần ngay từ đầu thì có thể bạn sẽ bối rối ngay từ giờ học giải phẫu đầu tiên trong giảng đường đại học.
· Tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực
Làm nghề y là phòng bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho mọi người. Công việc của bạn mang tính sống còn bởi một quyết định của bạn có thể liên quan đến sự sống chết của một mạng người.
Nếu bạn không cân nhắc cẩn thận, đưa ra những quyết định vội vàng hoặc không kịp thời, thiếu thận trọng, và không trung thực thì có thể bạn sẽ phải ân hận suốt đời.
· Biết cách tạo sự tin cậy, cảm thông chia sẻ với bệnh nhân
Danh y Hyppocrate từng khuyên rất hay rằng: “Người thầy thuốc thực thụ không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn làm giảm nỗi đau và luôn luôn an ủi con người”.
Người bệnh tìm đến bạn trong nỗi đau đớn, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần. Và bạn chính là niềm hy vọng, là người an ủi, là vị cứu tinh của họ. Một bác sĩ có tài và có tâm sẽ biết cách tạo ở bệnh nhân của mình sự tin cậy, không chỉ ở tay nghề trình độ mà cả ở tấm lòng của người thầy thuốc. Vì thế, một lương y nhất thiết phải luôn luôn trở thành chỗ dựa đáng tin cậy, nguồn an ủi cho những bệnh nhân đến với mình.
· Khả năng quan sát, phán đoán tốt, nhạy bén
Bạn còn nhớ câu chuyện về “Ông già thuốc” Tôn Tư Mạc ở Hàng ghế số 1 chứ?
Trước một hiện tượng bệnh lý, dù đó là y học cổ truyền hay y học hiện đại, bao giờ thầy thuốc cũng phải quan sát. Phán đoán để chẩn đoán bệnh là bước đầu khó khăn để rồi sau đó nghiên cứu phương pháp điều trị.
Thầy thuốc giỏi là người có khả năng quan sát, phán đoán tốt, hướng tới chẩn đoán đúng và nhạy bén trước một trường hợp bệnh khó, như người ta vẫn gọi là “nhạy cảm nghề nghiệp”. Khả năng này sẽ giúp bạn hình thành cách thức chữa bệnh của mình. Nếu bạn phán đoán đúng tức là đã có đến 30% cơ may chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân rồi đấy.
· Đôi bàn tay khéo léo
Đôi bàn tay khéo léo đặc biệt quan trọng đối với bác sĩ các khoa ngoại, sản phụ, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng... Có người từng nói rằng đôi bàn tay, đó là một trong những “gia tài” quý báu nhất của bác sĩ ngoại khoa.
Công việc của bạn liên quan đến những bộ phận nhỏ nhất như những mạch máu li ti trong cơ thể con người. Người phẫu thuật viên vì thế phải thuộc lòng những mối liên quan của các thành phần giải phẫu.
Sự khéo léo sẽ giúp bạn không nhỏ trong việc chẩn đoán bệnh chính xác, và đặc biệt là có những ca mổ thành công.
· Sức khoẻ
Nghề nào cũng cần sức khoẻ, nhưng đối với nghề y thì sức khoẻ đặc biệt quan trọng. Muốn đem lại sức khoẻ cho người khác thì trước hết bạn phải có sức khoẻ.
Khi trở thành bác sĩ, bạn có lúc phải trực 24/24 giờ, phải khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân (toàn là những người ốm đau bệnh tật) hay đi công tác xuống tuyến dưới hàng tuần, hàng tháng... Không có đủ sức khoẻ thì có thể bạn sẽ là... bệnh nhân tiếp theo đấy.
NHỮNG ĐIỀU CÓ THỂ CẢN TRỞ BẠN TRONG NGHỀ Y
* Bạn sợ máu, sợ ma và hay thi vị hoá mọi vấn đề của cuộc sống.
* Bạn dễ nổi nóng, chóng chán, bồng bột, ít khi cân nhắc kĩ khi quyết định một điều gì.
* Bạn không thể cảm thông, chia sẻ với người bệnh. Có thể bạn là một người quá lý trí, cứng rắn và khô khan. Sự cứng nhắc của bạn có thể làm người bệnh không tin tưởng và sẽ tìm đến một bác sĩ khác.
* Bạn không thể chịu nổi nếu lúc nào cũng phải tiếp xúc với những người ốm yếu, bệnh tật.
* Bạn thấy mình rất vụng về.
* Bạn gặp khó khăn với những môn học đòi hỏi có trí nhớ và óc lôgíc tốt như giải phẫu, sinh hóa, dược lý v.v...
Tất nhiên, phẩm chất nào cũng cần đến sự rèn luyện không ngừng và khuyết điểm nào cũng có thể khắc phục được. Nếu bạn có trót mắc phải một vài khuyết điểm trên đây thì cũng đừng để chúng phá hỏng hoàn toàn giấc mơ làm thầy thuốc của bạn. Đó là một giấc mơ cao cả, và nếu bạn đã có niềm đam mê thì tự rèn luyện, khắc phục những tồn tại của mình để thực hiện ước mơ ấy không bao giờ là muộn.
Những tố chất giúp bạn thành công trong nghề y
Reviewed by PROCDHA
on
tháng 6 04, 2020
Rating: