Dấu hiệu X quang ngực chi tiết
1. Dấu hiệu bóng bờ (Silhouette sign)
– Khi hai cấu trúc có đậm độ dịch hoặc mô mềm (biểu hiện là hình mờ) tiếp xúc với nhau về mặt giải phẫu (nằm trên cùng 1 mặt phẳng) thì trên phim chụp X-quang sẽ xóa bờ tiếp xúc, ngược lại nếu hai cấu trúc chồng hình nhưng không xóa bờ tiếp xúc thì về mặt giải phẫu chúng không tiếp xúc với nhau (không cùng nằm trên 1 mặt phẳng, 1 cấu trúc ở phía trước, 1 cấu trúc sẽ ở phía sau).
– Được coi là dấu hiệu X-quang ngực quan trọng nhất.
– Khi có xóa bờ: dấu hiệu Silhouette sign (+).
– Khi không xóa bờ: dấu hiệu Silhouette sign (-).
2. Dấu hiệu cổ ngực (Cervico – Thoracic Sign)
– Là một biến thể của dấu hiệu xóa bờ, giúp nhận biết một cấu trúc thuộc trung thất trước hay trung thất sau.
– Theo giải phẫu, bờ trên của trung thất trước kết thúc ngang mức xương đòn. Do vậy, bờ trên một bóng mờ trung thất không rõ hoặc biến mất trên mức xương đòn thì có nghĩa là bóng mờ nằm một phần ở cổ (do bị xóa bờ bởi phần mềm vùng cổ), một phần nằm ở trung thất trước. Cervico-thoracic sign (+). Hay gặp nhất là bướu giáp chìm sau xương ức.
– Theo giải phẫu, bờ trên của trung thất trước kết thúc ngang mức xương đòn. Do vậy, bờ trên một bóng mờ trung thất không rõ hoặc biến mất trên mức xương đòn thì có nghĩa là bóng mờ nằm một phần ở cổ (do bị xóa bờ bởi phần mềm vùng cổ), một phần nằm ở trung thất trước. Cervico-thoracic sign (+). Hay gặp nhất là bướu giáp chìm sau xương ức.
=> Case lâm sàng 1:
– Theo giải phẫu, phần đỉnh phổi phía trung thất sau nằm cao hơn xương đòn. Do đó, nếu bóng mờ còn thấy rõ bờ trên mức xương đòn chứng tỏ nó vẫn được bao quanh bởi khí của phổi nghĩa là nó nằm ở phần phổi cao hơn xương đòn => trung thất sau, đỉnh phổi phía sau hoặc màng phổi phía sau. Cervico-thoracic sign (-).
=> Case lâm sàng 1:
3. Dấu hiệu ngực bụng (Thoraco – Abdominal Sign / Iceberg Sign)
– Dấu hiệu giúp xác định tổn thương hoàn toàn thuộc lồng ngực hay có 1 phần thuộc ổ bụng.
– Trường hợp bóng mờ ở vùng đáy phổi, có bờ thấy rõ phía dưới mức vòm hoành nghĩa là còn được bao bọc bởi khí trong phổi => bóng mờ hoàn toàn thuộc lồng ngực.
– Nếu bóng mờ ngang qua vòm hoành mà không rõ bờ hoặc đi xa bờ cột sống thì tổn thương có phần trong lồng ngực và phần trong ổ bụng (không thấy do không có khí bao quanh – dấu hiệu bóng bờ). Hình ảnh này gọi là dấu hiệu “Tảng băng” với phần nổi của tảng băng là phần thấy được ở lồng ngực.
4. Dấu hiệu cánh buồm / Dấu hiệu sóng (Sail Sign / Wave Sign)
– Bóng tuyến ức bình thường ở trẻ dưới 3 tuổi đôi khi bị chẩn đoán nhầm là khối u trung thất.
– Hình ảnh thấy được trên X-quang rất đa dạng, trong đó dấu hiệu cánh buồm là điển hình. Là một hình mờ trung thất, hình tam giác, thường thấy ở bên phải hoặc cả hai bên.
5. Dấu hiệu cánh thiên thần (Spinnaker Sign)
– Là dấu hiệu của tràn khí trung thất ở trẻ sơ sinh.
– Đường bờ mỗi thùy tuyến ức di chuyển lên trên ra trước theo chiều ngang giống như cánh buồm Spinnaker.
– Là dấu hiệu của tràn khí trung thất ở trẻ sơ sinh.
– Đường bờ mỗi thùy tuyến ức di chuyển lên trên ra trước theo chiều ngang giống như cánh buồm Spinnaker.
6. Dấu hiệu che phủ / hội tụ rốn phổi (Hilum Overlay Sign / Hilum Convergence Sign)
– Khi giữa bóng mờ ở vùng rốn phổi còn thấy rõ động mạch phổi và các nhánh thì bóng mờ đó không nằm ở rốn phổi. Nếu nằm ở rốn phổi, theo “Dấu hiệu bóng bờ” nó phải xóa mờ bờ các mạch máu động mạch phổi.
– Nếu bóng mờ đó mà xóa bờ tim thì nó sẽ nằm ở cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm phía trước động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía trước”
– Nếu bóng mờ đó không xóa bờ tim thì nó sẽ không nằm cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm ở phía sau động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía sau”
– Nếu bóng mờ đó mà xóa bờ tim thì nó sẽ nằm ở cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm phía trước động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía trước”
– Nếu bóng mờ đó không xóa bờ tim thì nó sẽ không nằm cùng mặt phẳng với tim nghĩa là nằm ở phía sau động mạch phổi: “Dấu hiệu che phủ phía sau”
* Dấu hiệu hội tụ rốn phổi
– Xác định bóng mờ thấy ở vùng rốn phổi có bản chất là mạch máu.
– Nếu các mạch máu hội tụ về bóng mờ ở rốn phổi hoặc dừng lại trên bờ của bóng mờ, hoặc không đi quá 1cm so với bờ ngoài bóng mờ => bóng mờ này có nguồn gốc mạch máu vùng rốn phổi.
=> Case lâm sàng 1:
* Dấu hiệu rộng rốn phổi (Hilar enlargement)
– Biểu hiện rộng rốn phổi 1 hoặc 2 bên.
– Nguyên nhân: bệnh lý tại rốn phổi (hạch), bệnh lý mạch máu hoặc bệnh lý nhu mô phổi phía trước hoặc phía sau rốn phổi.
– Biểu hiện rộng rốn phổi 1 hoặc 2 bên.
– Nguyên nhân: bệnh lý tại rốn phổi (hạch), bệnh lý mạch máu hoặc bệnh lý nhu mô phổi phía trước hoặc phía sau rốn phổi.
=> Case lâm sàng 1:
=> Case lâm sàng 2:
=> Case lâm sàng 3:
7. Dấu hiệu khí phế quản đồ (Air bronchogram Sign)– Bình thường các phế quản trong phổi không thấy được bởi chúng chứa khí và bao quanh bởi các phế nang cũng chứa khí.
– Khi nhu mô phổi bị đông đặc, các phế nang lấp đầy dịch, trong khi lòng phế quản còn chứa khí => lúc này sẽ thấy rõ lòng các phế quản: Air bronchogram sign (+).
– Khi nhu mô phổi bị đông đặc, các phế nang lấp đầy dịch, trong khi lòng phế quản còn chứa khí => lúc này sẽ thấy rõ lòng các phế quản: Air bronchogram sign (+).
– Một bóng mờ có Air bronchogram sign (+) thì có thể khẳng định tổn thương ở trong phổi. Air bronchogram sign (+) giúp loại trừ một tổn thương thành ngực, màng phổi và trung thất.– Air bronchogram sign (+): gặp trong viêm phổi, phù phổi, đôi khi trong nhồi máu phổi.
– Các khối u phổi thường có Air bronchogram sign (-), ngoại trừ Alveolar cell carcinoma.
– Các khối u phổi thường có Air bronchogram sign (-), ngoại trừ Alveolar cell carcinoma.
=> Case lâm sàng 1:
=> Case lâm sàng 2:
8. Dấu hiệu Golden S– Một khối u phế quản thùy trên khi phát triển sẽ chèn ép phế quản gây xẹp phổi. Bờ của vùng phổi xẹp cùng với khối u tạo thành hình chữ S ngược.
– Phần lồi ra của chữ S ngược chính là vị trí khối u, phần tiếp theo lõm vào chính là phần nhu mô phổi bị xẹp do khối u gây tắc phế quản. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đúng với hình chữ S ở bên phải, khi tổn thương nằm bên phổi trái thì chữ S nằm xuôi.
– Dấu hiệu này điển hình thấy ở khối u phế quản thùy trên phổi (P) nhưng cũng có thể gặp ở thùy trên phổi trái.
– Phần lồi ra của chữ S ngược chính là vị trí khối u, phần tiếp theo lõm vào chính là phần nhu mô phổi bị xẹp do khối u gây tắc phế quản. Tuy nhiên, định nghĩa này chỉ đúng với hình chữ S ở bên phải, khi tổn thương nằm bên phổi trái thì chữ S nằm xuôi.
– Dấu hiệu này điển hình thấy ở khối u phế quản thùy trên phổi (P) nhưng cũng có thể gặp ở thùy trên phổi trái.
9. Dấu hiệu liềm khí (Air Crescent sign)– Biểu hiện hình ảnh hình liềm sáng bên trong cấu trúc dạng hang. Dấu hiệu này là do hiện diện cấu trúc choán chỗ không hoàn toàn nằm bên trong tổn thương dạng hang => để lại vùng chứa khí còn lại.
– Thường gặp trong bệnh u nấm Aspergillosis, vùng viêm phổi hoại tử, tạo hang trong trường hợp viêm phổi do nấm dạng xâm lấn.
– Thường gặp trong bệnh u nấm Aspergillosis, vùng viêm phổi hoại tử, tạo hang trong trường hợp viêm phổi do nấm dạng xâm lấn.
– Hình ảnh tương tự dấu hiệu Monod, mô tả không khí bao quanh một u nấm.
10. Dấu hiệu Luftsichel
– Khi thùy trên phổi trái bị xẹp, nó sẽ bị kéo vào trong và lên trên. Bờ trên trong của thùy trên sẽ tạo một liềm khí với quai động mạch chủ.
– Khi thùy trên phổi trái bị xẹp, nó sẽ bị kéo vào trong và lên trên. Bờ trên trong của thùy trên sẽ tạo một liềm khí với quai động mạch chủ.
11. Dấu hiệu phẳng eo (Flat Waist Sign)
– Khi thùy dưới (T) xẹp hoàn toàn, nó sẽ kéo rốn phổi (T) xuống dưới, bóng tim bị xoay, làm cho mất bờ ngoài của rốn phổi (T) và quai động mạch chủ.
– Khi thùy dưới (T) xẹp hoàn toàn, nó sẽ kéo rốn phổi (T) xuống dưới, bóng tim bị xoay, làm cho mất bờ ngoài của rốn phổi (T) và quai động mạch chủ.
12. Dấu hiệu Westemark
– Dấu hiệu này xảy ra khi thuyên tắc động mạch phổi làm giảm tưới máu phần phổi sau tắc nghẽn.
– Hình ảnh cắt cụt mạch máu khu trú ở phần xa do tắc nhánh động mạch phía trước.
– Chỉ thấy ở 2% bệnh nhân thuyên tắc mạch phổi.
– Dấu hiệu này xảy ra khi thuyên tắc động mạch phổi làm giảm tưới máu phần phổi sau tắc nghẽn.
– Hình ảnh cắt cụt mạch máu khu trú ở phần xa do tắc nhánh động mạch phía trước.
– Chỉ thấy ở 2% bệnh nhân thuyên tắc mạch phổi.
13. Bướu Hampton
– Khi xảy ra thuyên tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi thì trên phim ngực xuất hiện bướu Hampton.
– Điển hình là bóng mờ đồng nhất hình chêm ở ngoại vi phổi, có đáy nằm trên lá tạng màng phổi, đỉnh tròn hướng về rốn phổi.
– Khi xảy ra thuyên tắc mạch phổi gây nhồi máu phổi thì trên phim ngực xuất hiện bướu Hampton.
– Điển hình là bóng mờ đồng nhất hình chêm ở ngoại vi phổi, có đáy nằm trên lá tạng màng phổi, đỉnh tròn hướng về rốn phổi.
14. Dấu hiệu Fleischner
– Giãn nhánh xuống của động mạch phổi, phần sau đoạn giãn nhanh chóng hẹp lại do tắc nghẽn ở hạ lưu.
– Giãn nhánh xuống của động mạch phổi, phần sau đoạn giãn nhanh chóng hẹp lại do tắc nghẽn ở hạ lưu.
15. Dấu hiệu thanh mã tấu (Scimitar Sign)– Hình dải mờ bất thường, có hình ảnh “mã tấu”, nằm ở đáy phổi, thường gặp ở phổi phải.
– Do bất thường bẩm sinh về dẫn lưu tĩnh mạch phổi. Tĩnh mạch phổi dẫn lưu bất thường về tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa.
– Do bất thường bẩm sinh về dẫn lưu tĩnh mạch phổi. Tĩnh mạch phổi dẫn lưu bất thường về tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch gan, tĩnh mạch cửa.
16. Dấu hiệu số 3 (Figure 3 Sign / Mogul Sign)
– Vị trí của thắt eo động mạch chủ thường ở sau nơi xuất phát động mạch dưới đòn (T). Qua chỗ thắt eo động mạch chủ sẽ phình ra sau hẹp và tạo thành hình số 3 ngay dưới quai động mạch chủ.
– Vị trí của thắt eo động mạch chủ thường ở sau nơi xuất phát động mạch dưới đòn (T). Qua chỗ thắt eo động mạch chủ sẽ phình ra sau hẹp và tạo thành hình số 3 ngay dưới quai động mạch chủ.
17. Dấu hiệu khuyết sườn (Rib Notching Sign)
– Trong thắt eo động mạch chủ máu sẽ thiếu hụt sau chỗ thắt => tuần hoàn bàng hệ phát triển:
+ A: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vai xuống, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
+ B: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vú trong, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
– Trong thắt eo động mạch chủ máu sẽ thiếu hụt sau chỗ thắt => tuần hoàn bàng hệ phát triển:
+ A: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vai xuống, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
+ B: Máu sẽ từ động mạch dưới đòn qua động mạch vú trong, tiếp nối với động mạch liên sườn để trở về động mạch chủ sau chỗ hẹp.
18. Dấu hiệu Tapered Margins
– Giúp phân biệt tổn thương thuộc phổi hay ngoài phổi.
– Tổn thương thành ngực, màng phổi hoặc trung thất có đường viền đều và góc tiếp xúc với thành ngực là góc tù.
– Tổn thương thuộc phổi thường có bờ không đều, góc tiếp xúc với thành ngực là góc nhọn.
– Giúp phân biệt tổn thương thuộc phổi hay ngoài phổi.
– Tổn thương thành ngực, màng phổi hoặc trung thất có đường viền đều và góc tiếp xúc với thành ngực là góc tù.
– Tổn thương thuộc phổi thường có bờ không đều, góc tiếp xúc với thành ngực là góc nhọn.
19. Dấu hiệu mức dịch khí (Dấu hiệu Remy)
– Dấu hiệu giúp phân biệt hình ảnh mực dịch – khí ở trong nhu mô phổi hay ở màng phổi.
+ Nếu trên phim chụp phổi thẳng và nghiêng, mức dịch khí như nhau => Mứ dịch khí thuộc phổi.
+ Nếu trên phim chụp phổi thẳng và nghiêng, mức dịch khí như nhau => Mứ dịch khí thuộc phổi.
+ Nếu mức dịch khí khác nhau => Mức dịch khí thuộc màng phổi.
20. Dấu hiệu góc sườn hoành sâu (Deep Sulcus Sign)
– Dấu hiệu thấy trên các phim chụp bệnh nhân tràn khí màng phổi ở tư thế nằm. Vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới. Khí sẽ tụ ở vùng này.
– Khi khí tụ ở góc sườn hoành trước, tạo ra dấu hiệu góc sườn hoành sâu.
– Dấu hiệu thấy trên các phim chụp bệnh nhân tràn khí màng phổi ở tư thế nằm. Vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới. Khí sẽ tụ ở vùng này.
– Khi khí tụ ở góc sườn hoành trước, tạo ra dấu hiệu góc sườn hoành sâu.
21. Dấu hiệu viền khí quanh động mạch (Ring Around The Artery Sign)
– Dấu hiệu này thấy trên phim nghiêng giúp chẩn đoán tràn khí trung thất.
– Dấu hiệu này thấy trên phim nghiêng giúp chẩn đoán tràn khí trung thất.
22. Dấu hiệu vòm hoành liên tục (Continous Diaphragm Sign)
– Bình thường không thể thấy liên tục vòm hoành từ (P) sang (T) do bóng tim tạo nên dấu hiệu xóa bờ với vòm hoành.
– Khi ta thấy vòm hoành (P) được nối liên tục qua vòm hoành (T) thì gợi ý tràn khí màng ngoài tim, tràn khí trung thất hoặc khí tự do ổ phúc mạc.
– Bình thường không thể thấy liên tục vòm hoành từ (P) sang (T) do bóng tim tạo nên dấu hiệu xóa bờ với vòm hoành.
– Khi ta thấy vòm hoành (P) được nối liên tục qua vòm hoành (T) thì gợi ý tràn khí màng ngoài tim, tràn khí trung thất hoặc khí tự do ổ phúc mạc.
23. Dấu hiệu vòm hoành đôi (Double Diaphragm Sign)
– Phim chụp ngực tràn khí màng phổi tư thế nằm, vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới, có thể quan sát thấy cả vòm hoành và phần trước cơ hoành.
– Phim chụp ngực tràn khí màng phổi tư thế nằm, vùng cao nhất trong khoang màng phổi là vùng phía trước và vùng dưới, có thể quan sát thấy cả vòm hoành và phần trước cơ hoành.
24. Dấu hiệu đường vào – đường ra (Inlet to Outlet Sign)– Thực quản, động mạch chủ và ống ngực là 3 cấu trúc chạy xuyên qua trung thất từ đường vào (inlet) tới đường ra (outlet).
– Giãn của 1 trong 3 cấu trúc này có thể sẽ tạo hình ảnh bóng mờ trung thất đi từ đường vào tới đường ra.
+ Bóng mờ từ đường vào đến đường ra ở bên (P) trung thất là do giãn thực quản.
– Giãn của 1 trong 3 cấu trúc này có thể sẽ tạo hình ảnh bóng mờ trung thất đi từ đường vào tới đường ra.
+ Bóng mờ từ đường vào đến đường ra ở bên (P) trung thất là do giãn thực quản.
+ Bóng mờ từ đường vào đến đường ra ở bên (T) trung thất là do phình động mạch chủ.
25. Dấu hiệu băng qua đường giữa (Crossing Midline Sign)
– Một bóng mờ ở trung thất sau dưới, nếu băng qua đường giữa thì nhiều khả năng bóng mờ đó có nguồn gốc từ ống tiêu hóa (thoát vị khe thực quản).
– Một bóng mờ ở trung thất sau dưới, nếu băng qua đường giữa thì nhiều khả năng bóng mờ đó có nguồn gốc từ ống tiêu hóa (thoát vị khe thực quản).
– Chẩn đoán xác định bằng chụp thực quản-dạ dày cản quang hoặc cắt lớp vi tính.
Tài liệu tham khảo:* Dấu hiệu X-Quang lồng ngực – Bs. Nguyễn Quý Khoáng
* Thực hành X-Quang ngực – TS. Nguyễn Văn Thành
* Bài giảng Chẩn đoán X-Quang – PGS.TS Phạm Ngọc Hoa
* Classic Signs in Thoracic Radiology – A. Manzella, P. Borba Filho, E. Marchiori
* Classic signs in thoracic computed tomography: a pictorial review – E. F. M. P. Negrao, B. S. D. Flor de Lima, J. Pinheiro Loureiro
* Signs in Thoracic Radiology : Role of radiographic signs in the present era – A. Mahajan; Mumbai/IN
* Thực hành X-Quang ngực – TS. Nguyễn Văn Thành
* Bài giảng Chẩn đoán X-Quang – PGS.TS Phạm Ngọc Hoa
* Classic Signs in Thoracic Radiology – A. Manzella, P. Borba Filho, E. Marchiori
* Classic signs in thoracic computed tomography: a pictorial review – E. F. M. P. Negrao, B. S. D. Flor de Lima, J. Pinheiro Loureiro
* Signs in Thoracic Radiology : Role of radiographic signs in the present era – A. Mahajan; Mumbai/IN
Dấu hiệu X quang ngực chi tiết
Reviewed by PROCDHA
on
tháng 6 08, 2020
Rating: