Giãn Phế Quản

I. Đại Cương

– Giãn phế quản (Bronchiectasis)  giãn không hồi phục một phần của cây phế quản. Có thể giãn ở phế quản lớn trong khi phế quản nhỏ vẫn bình thường hoặc giãn ở phế quản nhỏ trong khi phế quản lớn bình thường.
– Bình thường khẩu kính phế quản ngang với khẩu kính động mạch đi kèm. Trường hợp giãn phế quản, khẩu kính của phế quản sẽ lớn hơn động mạch đi kèm.
– Giãn dạng khu trú hay gặp nhất. Thường gặp ở các phân thùy đáy sau (50%), thùy giữa hoặc thùy lưỡi (10%)
– Không coi các trường hợp sau đây là giãn phế quản: giãn phế quản tạm thời hồi phục, gặp ở giai đoạn đầu bệnh phổi cấp tính trẻ em như ho gà, viêm phổi virus. Giãn phế quản nhỏ ở xa, các tiểu phế quản tận cùng, ở giai đoạn cuối của xơ  kẽ phổi.
bronchiectasis
* Nguyên nhân:
– Dị tật bẩm sinh:
+ Hội chứng Kartagener mô tả năm 1933 bao gồm giãn phế quản lan toả, viêm xoang và phủ tạng đảo ngược (vị trí của tim chuyển sang bên phải). Giãn phế quản do rối loạn hoạt động của lông chuyển phế quản.

+ Hội chứng Williams – Campbell: khuyết tật hoặc không có ở sụn phế quản nên phế quản phình ra khi thở vào, xẹp xuống khi thở ra.

+ Hội chứng Mounier – Kuhn: hay bệnh to khí phế quản (tracheobronchomegaly) là một bệnh hiếm gặp, đặc trưng bởi tình trạng giãn khí quản và các phế quản trung tâm gây ra bởi sự teo mô cơ và hệ thống sợi chun của thành khí quản và phế quản dẫn đến mỏng thành phế quản, tăng vận động thành khí phế quản kèm theo polyp xoang, viêm xương sàng. Phế quản bị phì đại, đường kính có thể rộng gấp 2 lần bình thường. Tổn thương xuất hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể từ khí quản đến các nhánh của phế quản thuộc thế hệ phân chia thứ 4. Bệnh phổ biến gặp ở nam giới, tuổi từ 18 tháng tuổi đến 76 tuổi (75% > 29 tuổi). Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng hệ hô hấp dưới tái phát từng đợt. Tiêu chuẩn chẩn đoán ở người lớn: đường kính trong của khí quản > 30mm, phế quản gốc phải > 20mm, phế quản gốc trái > 18mm.
* Giãn phế quản mắc phải:
– Viêm đường hô hấp kéo dài: tình trạng viêm phổi, viêm phế quản tái phát nhiều lần, không được điều trị một cách triệt để => phá hủy kết cấu thành phế quản.

– Lao phổi: tỷ lệ trong lao xơ hang gấp 4 lần lao hạt và gấp 11 lần lao thâm nhiễm. Hiện tượng xơ sẹo làm gấp khúc, hẹp lòng phế quản, lưu thông không khí và thoát dịch, đờm khó khăn.

– Bệnh Virus: thường gặp ở trẻ em, sau các bệnh sởi, ho gà, cúm…

– Chít hẹp phế quản: khi phế quản bị chít hẹp thì các phế quản ở dưới vị trí chít hẹp hay bị viêm nhiễm, ứ đọng dịch tiết. Mặt khác áp lực trong lòng phế quản tăng.

– Do hóa chất: các hóa chất kích thước đường thở, gây loét khí phế quản và ho => bội nhiễm.
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

– Xơ hóa phổi
* Lâm sàng:
– Ho, đờm mủ kéo dài , đôi khi có lẫn máu
– Đôi khi đờm có lẫn máu hoặc ho ra máu, đau ngực, sốt
– Trường hợp nặng có thể tâm phế mạn, suy tim p hải
– Biến chứng: viêm phổi, khí phế thũng, apxe phổi, suy hô hấp
– Giãn phế quản kèm xơ phổi dạng nang có tiên lượng xấu
* Phân loại:
– Giãn phế quản hình ống (Cylindrical): tỷ lệ khoảng 47%, hình ảnh giãn phế quản đều, tạo hình ống, hai thành gần như song song, không giảm khẩu kính đầu xa
– Giãn phế quản hình tràng hạt (varicose): khoảng 10%, hình ảnh giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo
– Giãn phế quản dạng nang hay hình túi (cystic): khoảng 45%, hình ảnh phế quản tận cùng bằng các cấu trúc dạng nang, nhiều khi cho hình ảnh tổ ong, chùm nho.
– Dạng hỗn hợp (24%)
– Về mức độ nặng, xếp theo thứ tự tăng dần: giãn hình ống > tràng hạt > dạng nang
II. Chẩn Đoán X-Quang
* Đặc điểm hình ảnh:– Bình thường: đường kính phế quản bằng 0.6-1 đường kính mạch máu đi kèm => hình ảnh súng hai nòng. Khi phế quản giãn, đường kính lòng phế quản lớn hơn 1.5 lần lòng động mạch đi kèm.
20170724_153511_xray.vn– Rốn phổi đậm, các nhánh phế quản đậm do dày thành và phù tổ chức kẽ quanh khí phế quản.

– Tăng kích thước và mất sự rõ nét của mạch máu và phế quản trong các phân thùy
– Có kéo cấu trúc mạch máu và phế quản do giảm thể tích phổi
– Giãn phế quản hình ống với hình ảnh đường ray khi trục phế quản chạy vuông góc hướng chùm tia hoặc hình ảnh vòng nhẫn khi trục phế quản song song với hướng chùm tia.
– Khi tiến triển hình thành các nang khí, có kích thước đến 2cm, trông như chùm nho.

– Có thể chứa dịch tạo hình ảnh mức khí – dịch (bội nhiễm).

– Trường hợp nặng, giãn nhiều nhánh phế quản => hình ảnh tổ ong
=> Case lâm sàng 1:
– Trường hợp phế quản giãn trong lòng chứa đầy dịch do viêm nhiễm hoặc mức khí dịch: biểu hiện hình mờ, ít nhiều song song với nhau, bờ không đều, có thể chia nhánh hình chữ V, Y hay hình ngón tay đeo găng.
=> Case lâm sàng 1:
* Một số đặc điểm
– Giãn phế quản thường gặp hai bên và trong phần lớn trường hợp gặp ở các phân thùy đáy nền của thùy dưới.
– Có sự khác biệt về mức độ nặng giữa các thùy phổi và giữa các phân thùy của cùng một thùy
– Danh từ giãn phế quản hồi phục được dùng trong các trường hợp giãn phế quản xảy ra trong bối cảnh viêm phổi cấp. Giãn phế quản là hậu quả của ứ trệ chất bài tiết và xẹp phổi kèm theo. Khi viêm phổi đã hết, tình trạng giãn phế quản mất dần đi, quá trình này có thể kéo dài 3-4 tháng.
III. Chẩn Đoán Chụp Phế Quản
(Kỹ thuật này hiện nay không còn sử dụng)
– Chỉ chụp phế quản khi hết đợt nhiễm khuẩn. Mỗi lần chỉ chụp một bên phổi. Nên dùng thuốc cản quang tan trong nước vì thuốc cản quang tan trong dầu đọng lâu ngày trong phế nang.
– Thấy phế quản giãn theo hình trụ hoặc hình túi. Từ chỗ phế quản giãn, không còn thấy sự phân chia của phế quản nữa.
– Các số liệu thống kê:
+ 85% bệnh nhân có giãn phế quản ở thùy dưới
+ 60% giãn bên trái, 15% ở bên phải, 55% ở cả hai bên.
+ 35% giãn theo hình trụ, 10% giãn theo hình túi, 35% phối hợp.
collage_Xray.vn
IV. Chẩn Đoán Cắt Lớp Vi Tính* Phế quản giãn– Bình thường đường kính phế quản bằng 0.6-1 đường kính mạch máu đi kèm.
– Khi phế quản giãn, đường kính lòng phế quản lớn hơn 1.5 lần lòng động mạch đi kèm, đường kính lòng phế quản không giảm trên đoạn dài 2cm sau khi chia nhánh.
– Các dạng giãn phế quản:
+ Dạng túi hoặc kén: là những hình kén khí hoặc kén dịch-khí nếu có nhiễm trùng. Các kén này có thể tụ thành đám như tổ ong hoặc liên tiếp trên 1 vệt dài.
=> Case lâm sàng 1:
+ Dạng ống hoặc trụ: có thành phế quản dày, lòng phế quản giãn tụ thành đám có cấu trúc ống, có khi gặp hình ngón tay đeo găng nếu chứa đầy niêm dịch nhày.
+ Dạng tràng hạt: giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo

– Khi có bội nhiễm: lòng phế quản chứa dịch thấy hình ảnh mức dịch khí hoặc hình cây phế quản lấp đầy dịch nhầy, phân nhánh dạng hình chữ V, Y hay hình ngón tay đeo găng.
– Hiện tượng ứ khí và tưới máu dạng khảm.
* Các dấu hiệu hình ảnh
– Dấu hiệu đường ray “Tram track sign”: giãn phế quản hình trụ, thành dày, hai bờ song song như hình đường ray (Bình thường phế quản ra ngoại vi sẽ giảm dần khẩu kính).
– Dấu hiệu vòng nhẫn (Signet Ring Sign): nếu lát cắt vuông góc với trục của phế quản, phế quản giãn, thành dày kèm theo hình mạch máu cắt ngang có khẩu kính nhỏ hơn lòng phế quản.
– Dấu hiệu chuỗi ngọc “String of pearls sign”: hình ảnh giãn phế quản các đoạn không đều, đoạn giãn xen lẫn đoạn chít hẹp do co thắt và sẹo như chuỗi hạt.
– Dấu hiệu chùm nho “Cluster of grapes sign”: phế quản giãn tập trung thành đám như chùm nho.
badamgiak23-0244_Xray.vn
* Mức độ giãn phế quản:
– Bậc 1: lòng phế quản < 2 lần khẩu kính mạch máu đi kèm.
– Bậc 2: lòng phế quản = 3 lần khẩu kính mạch đi kèm.
– Bậc 3: lòng phế quản > 3 lần khẩu kính mạch đi kèm.
jkms-19-62-g001-l
* Dày thành phế quản: bình thường thành phế quản dày < 0.5 khẩu kính động mạch phổi đi kèm.
=> Case lâm sàng 1:
– Bậc 1: dày thành phế quản > 0.5 khẩu kính mạc đi kèm.
– Bậc 2: dày thành phế quản > 0.5-1 khẩu kính mạch đi kèm.
– Bậc 3: dày thành phế quản > 1 lần khẩu kính mạch đi kèm.
jkms-19-62-g002-l
– Ngoài ra có thể đánh giá dày thành phế quản theo tỷ số giữa độ dày thành phế quản và đường kính ngang toàn bộ phế quản. Bình tường tỷ số này < 0.2
* Giãn động mạch phế quản
– Giãn động mạch phế quản là một trong những biệu hiện thường gặp ở bệnh nhận giãn phế quản, là nguyên nhân gây ho ra máu thường gặp.
– Động mạch phế quản giãn ngoằn ngoèo, đường kính > 2mm.

Hình Ảnh Giãn Phế Quản

Tài liệu tham khảo
Bronchiectasis – Luce CantinAlexander A. Bankier and Ronald L. EisenbergBronchiectasis: Mechanisms and Imaging Clues of Associated Common and Uncommon Diseases – Bethany Milliron, MD Travis S. Henry, MDLung – HRCT Basic Interpretation – Robin Smithuis, Otto van Delden and Cornelia Schaefer-Prokop
* Differential Diagnosis of Bronchiectasis – P. R. P. Santana, J. W. M. Trindade Jr, B. B. Libânio
* Bronchiectasis: Imaging features and related diseases – M. Armas Goncalves, C. Ruivo, B. Gonçalves
* Bronchiectasis: Narrowing differential diagnosis of common and uncommon etiologies – V. C. Cárdenas , N. S. TRUJILLO CALDERON, A. L. RIVERA BERNAL
* Large Airway Diseases and the MDCT: always holding hands – M. Lozano Ros, M. L. Rodriguez Rodriguez, A. Sánchez González
Giãn Phế Quản Reviewed by PROCDHA on tháng 6 11, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.