Tập gym quá sức, nam thanh niên suýt bị suy thận phải đưa đi cấp cứu

Nam thanh niên suýt bị suy thận khi tập gym

Ngày 26/6, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên có chia sẻ trên báo CAND:

"Trung tâm đang điều trị cho một nam thanh niên 20 tuổi ở Hà Nội bị tiêu cơ do tập thể hình gắng sức quá mức. Nam thanh niên nhập viện trong tình trạng bí tiểu, mệt mỏi, đau cơ, sau khi thăm khám được chẩn đoán bị tiêu cơ do tập thể hình gắng sức quá mức dẫn đến cơ bị tổn thương".

Người nhà bệnh nhân cho biết, nam thanh niên được bố đưa đi tập thể hình. Đến ngày thứ tư thì có dấu hiệu mệt mỏi, đau cơ, cảm giác khó thở. Bên cạnh đó, nam thanh niên có tiền sử viêm cầu thận nên được gia đình đưa ngay vào Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Sau khi thăm khám, bác sĩ cho biết bệnh nhân hoạt động mạnh đột ngột, quá sức nên bị tổn thương cơ, tiêu cơ vân có tiền sử viêm cầu thận nên nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời thì nguy cơ suy thận sẽ cao hơn người khác nhưng may mắn là thận còn thông suốt, nước tiểu vẫn còn, không bị bí tiểu.


Bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: CAND.


Bác sĩ cảnh báo, "không được đột ngột vận động mạnh để tránh bị tiêu cơ"

Không chỉ trường hợp của nam thanh niên trên đây, BS Nguyên cũng cảnh báo, người bị tiêu cơ thường là do hoạt động mạnh, đột ngột, quá sức. Và những triệu chứng dễ thấy nhất là đau cơ, mỏi cơ, khó đi tiểu, nước tiểu màu sẫm, nặng hơn là có lẫn máu.


Trường hợp không thể đi tiểu chứng tỏ bị tắc ống thận gây suy thận. Lúc này không nên cố uống nước nhiều để dễ đi tiểu mà ngươc lại còn dễ gây phù chân, tay, mặt mà phải đi khám ngay. "Nếu đến sớm bệnh điều trị hiệu quả, còn tới muộn tắc ống thận sẽ gây suy thận và phải chạy thận nhân tạo mất thời gian tới hàng tháng", BS Nguyên nói.

"Mọi người muốn luyện tập thể thao mạnh, chơi trò chơi vận động mạnh thì phải luyện tập từ từ, không được đột ngột vận động mạnh để tránh bị tiêu cơ", BS Nguyên khuyến cáo.

ĐẶT CÂU HỎI : Tại sao tiêu cơ vân lại gây suy thận ?

Tiêu cơ vân (TCV) là một hội chứng trong đó các tế bào cơ vân bị tổn thương và huỷ hoại dẫn đến giải phóng một loạt các chất trong tế bào cơ vào máu: kali, acid uric, myoglobin, acid lactic, các enzyme: CPK, AST, ALT… dẫn đến rối loạn nước điện giải, toan chuyển hóa, sốc, tăng kali máu, hội chứng khoang, ngoài ra myoglobin còn làm tắc ống thận gây suy thận cấp. ( một số ý kiến khác cho rằng myoglobin làm tắc thêm vi mạch thận gây suy thận tại thận )

Tế bào cơ vân bị hủy hoại qua một số cơ chế sau:
- Do chấn thương trực tiếp. (tập GYM)
- Do thiếu máu cục bộ cấp tính.
- Do nhiễm độc.

Cả ba cơ chế có thể riêng rẽ hay phối hợp với nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Khi cơ bị hủy hoại sẽ dẫn đến các hậu quả sau:

- Rối loạn nước và điện giải: khi màng tế bào bị tổn thương dẫn đến rối loạn tính thấm, các kênh ion qua màng bị đảo lộn. Hậu quả là Na chạy vào trong tế bào kéo theo nước và Cl, dẫn đến mất nước ngoại bào, nếu nặng có thể dẫn đến sốc. Đồng thời K từ trong tế bào ra ngoài cùng với photphat dẫn đến tăng K và photphat trong máu.

- Toan chuyển hóa: các lactat và axít hữu cơ giải phóng ào ạt vào trong máu gây toan chuyển hóa. Toan chuyển hóa làm giảm sức bóp cơ tim, tăng K máu. Tình trạng nhiễm toan còn làm toan hóa nước tiểu tạo điều kiện cho myoglobulin và axit uric lắng đọng ở ống thận.

- Sốc giảm thể tích: do nước bị kéo vào trong tế bào làm giảm thể tích dịch ngoại bào, mặt khác do giảm chức năng co bóp của cơ tim. Ngoài ra có thể phối hợp với các nguyên nhân khác trong bệnh cảnh của sốc chấn thương.

- Suy thận cấp: xuất hiện sớm, tiến triển nhanh.

Cơ chế của suy thận cấp phức tạp có liên quan nhiều yếu tố:

+ Giảm thể tích

+ Lắng đọng axit uric, myoglobulin ở ống thận

+ Tế bào ống thận tổn thương do giảm tưới máu

- Suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và đông máu rải rác trong lòng mạch: do giải phóng các chất trung gian của phản ứng viêm như các chất hoạt hóa kinin, prostaglandin, serotonin…

NHƯ VẬY, BỎNG CŨNG GÂY RA SUY THẬN CẤP, cơ chế chẳng khác tiêu cơ vân là mấy.



Tập gym quá sức, nam thanh niên suýt bị suy thận phải đưa đi cấp cứu Reviewed by PROCDHA on tháng 6 27, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.