1.1. Rung nhĩ do bệnh van tim
Đối với RN trên BN có bệnh van tim bao gồm: sử dụng van tim nhân tạo, phẫu thuật sửa van, hẹp van hai lá mức độ vừa đến nặng bắt buộc phải dự phòng huyết khối bằng thuốc kháng Vitamin K với INR cần đạt là 2.0 – 3.0.
1.2. Rung nhĩ không do bệnh van tim
Đối với BN rung nhĩ không có bệnh van tim, chiến lược dự phòng khuyết khối dựa trên các hệ thống phân tầng nguy cơ như sau:
a. Hệ thống phân tầng nguy cơ đột quị (CHADS2, CHA2DS2-VASc)
CHA2DS2- VASc: Cardiac failure, Hypertension, Age ≥75 (Doubled), Diabetes, Stroke (Doubled) – Vascular disease, Age 65–74 and Sex category (Female): Suy tim, Tăng huyết áp, Tuổi ≥75 (gấp đôi), Tiểu đường, Đột quỵ (gấp đôi)- Bệnh mạch máu, Tuổi 65-74 và Giới tính (Nữ).
Dựa trên các nghiên cứu gộp số lượng lớn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các thang điểm đánh giá nguy cơ đột quị do huyết khối ở các BN rung nhĩ không do bệnh van tim bao gồm thang điểm CHADS2 và CHAD2DS2-VASc.
b. Thang điểm HAS-BLED đánh giá nguy cơ chảy máu
a: Tăng huyết áp: Huyết áp tâm thu > 160mmHg. Bất thường chức năng thận: lọc thận mãn tính hoặc ghép thận hoặc Creatinin huyết thanh ≥ 220μmol/L; Bất thường chức năng gan: bệnh gan mãn tính (VD: xơ gan) hoặc thay đổi sinh hóa chứng tỏ có giảm chức năng gan đáng kể (VD: Bilirubin tăng trên 2 lần giới hạn bình thường trên, đi kèm Aspartate Aminotransferase/ Alanine Aminotransferase/Alkaline Phosphatase tăng trên 3 lần giới hạn bình thường trên, .v.v.). Xuất huyết: gồm tiền sử xuất huyết và/hoặc nguy cơ xuất huyết có sẵn như cơ địa xuất huyết, thiếu máu. Bất thường INR: INR tăng/không ổn định hoặc thời gian đạt ngưỡng thấp (VD: 60%). Sử dụng thuốc hoặc rượu: dùng đồng thời các thuốc như kháng ngưng tập tiểu cầu, kháng viêm không Steroid hoặc nghiện rượu.
1.3. Lựa chọn phương pháp dự phòng huyết khối dựa trên nguy cơ
|