Đâu là kháng sinh mạnh nhất thế giới hiện tại ?

Tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ngày càng gia tăng khi xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc

Tại hội nghị khoa học toàn quốc về hồi sức cấp cứu và chống độc 2017 tuần qua tại Hà Nội, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc bày tỏ lo ngại về tình trạng kháng kháng sinh tại nước ta.

Theo ông, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng của các vi khuẩn kháng nhiều nhóm kháng sinh. Trong đó tình hình kháng thuốc tại các tỉnh phía Nam nghiêm trọng hơn.

Tại các khoa hồi sức tích cực, vấn đề này còn nan giải hơn, do nơi đây tập trung những bệnh nhân nặng nhất, qua nhiều khoa điều trị.

PGS.TS Đoàn Mai Phương, Trưởng khoa Vi sinh, BV Bạch Mai cho biết, tại các tỉnh phía Nam, tỉ lệ Ecoli (vi khuẩn đường ruột) kháng kháng sinh lên tới 74,6%; tỉ lệ kháng của vi khuẩn gây nhiễm trùng K. pneumoniae lên tới gần 60%; vi khuẩn A.baumannii (gây nhiễm khuẩn bệnh viện) có tỉ lệ kháng với hầu hết các loại kháng sinh ở mức trên 90%…

Với nhóm kháng sinh carbapenem, nhóm kháng sinh mạnh nhất hiện nay cũng có tỉ lệ lên tới 50%, đặc biệt là các vi khuẩn gram âm mang gen kháng thuốc như Beta lactamase.




Cũng bàn tới nhóm kháng sinh Carbapenem này, các bạn phải biết chúng thuộc nhóm Beta Lactam.

Dưới đây là thông tin cụ thể:

Nhóm Carbapenem gồm 4 kháng sinh: Imipenem, meropenem, ertapenem và doripenem. Đây là những kháng sinh beta lactam có phổ kháng khuẩn rộng nhất hiện nay. Các kháng sinh thuộc nhóm này có vai trò nhất định trong điều trị bao vây cũng như điều trị theo mục tiêu những trường hợp nhiễm khuẩn nặng và đa đề kháng, đặc biệt là những trường hợp đa đề kháng có liên quan đến trực khuẩn Gram âm và những thuốc khác không hiệu quả hoặc không phù hợp.

Phổ kháng khuẩn của các kháng sinh carbapenem bao gồm:

- Vi khuẩn Gram âm (H. influenzae sản xuất beta-lactamase và N. gonorrhoeae, Enterobacteriaceae, và P. aeruginosa), bao gồm cả những chủng sản xuất men beta-lactamase phổ rộng (ESBL).

- Vi khuẩn yếm khí (bao gồm cả B. fragilis).

- Vi khuẩn Gram dương (bao gồm cả Enterococcus faecalis và Listeria).

Imipenem là kháng sinh đầu tiên của nhóm carbapenem. Imipenem bị bất hoạt ở ống lượn gần của thận do bị phân cắt bởi men dehydropeptidase enzyme, kết quả dẫn đến nồng độ thuốc ở dạng hoạt động trong nước tiểu thấp và gây hoại tử ống lượn gần trên mô hình thử nghiệm với thỏ. Sự phân cắt này có thể được ngăn ngừa bằng cách kết hợp imipenem với cilastatin, một chất ức chế dehydropeptidase.

Imipenem - cilastatin có liên quan đến độc tính trên hệ thần kinh trung ương, bao gồm sự thay đổi trạng thái tinh thần, rung giật cơ, và đặc biệt là co giật. Những tác động này đặc biệt rõ rệt ở những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh trung ương hoặc suy thận. Không sử dụng imipenem để điều trị viêm màng não.

Meropenem có phổ kháng khuẩn tương tự như imipenem. Tuy nhiên, khác với imipenem, meropenem ổn định hơn với men dehydropeptidase ở thận, vì vậy có thể có tác dụng mà không cần kết hợp với cilastatin. Meropenem ít có nguy cơ gây động kinh hơn imipenem-cilastatin.


Meropenem là carbapenem duy nhất được chấp thuận để điều trị viêm màng não. Các tổng quan hệ thống và phân tích gộp cho thấy meropenem có thể hiệu quả hơn và an toàn hơn imipenem – cilastin trong những chỉ định khác, khả năng cảm ứng đề kháng thấp hơn.

Imipenem và meropenem được dùng để điều trị nhiễm trùng bệnh viện nặng và đa nhiễm trùng gây ra bởi nhiều chủng vi khuẩn đề kháng.

Ertapenem là một carbapenem thế hệ mới với phổ kháng khuẩn hẹp hơn so với imipenem hoặc meropenem. Ertapenem có tác động trên Enterobacteriaceae và các vi khuẩn yếm khí, nhưng kém hơn so với các carbapenem khác trên P. aeruginosa, Acinetobacter, và các vi khuẩn Gram dương, đặc biệt là vi khuẩn ruột và phế cầu kháng penicillin. Ưu điểm chính của ertapenem so với các carbapenem khác là thời gian bán hủy kéo dài và có thể được dùng một lần mỗi ngày. Ertapenem được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng phụ khoa và viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.

Doripenem được FDA chấp thuận năm 2007 để điều trị nhiễm trùng đường tiểu dạng phức tạp và nhiễm trùng ổ bụng . Phổ kháng khuẩn tương tự như meropenem, mặc dù khả năng kháng P. aeruginosa in vitro dường như mạnh hơn meropenem. Cần có thêm các thử nghiệm lâm sàng để xác nhận tính hiệu quả và an toàn của doripenem trong các trường hợp viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm trùng nặng khác.

Imipenem được chấp nhận sử dụng cho trẻ em kể cả trẻ sơ sinh. Meropenem và ertapenem chỉ được chấp nhận sử dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, tài liệu "British National Formulary for children" của Hiệp hội Y khoa Anh quốc và Hội Dược học Hoàng gia Anh vẫn cung cấp liều dùng của meropenem cho trẻ sơ sinh. Doripenem chỉ được chấp nhận sử dụng trên người lớn. Cần có thêm nghiên cứu trước khi sử dụng doripenem trên trẻ em.

Nhóm kháng sinh carbapenem này thực sự rất mạnh, đó đánh vào hầu hết loại vi khuẩn và hiệu quả tiệt trừ là khỏi bàn cãi. Nhóm kháng sinh này được dùng nhiều ở các khoa cấp cứu ICU, những bệnh NT nặng nghi nghờ VK đa kháng và điều đặc biệt là khi dùng nhóm này cần phải có sự chấp thuận của trưởng khoa đó. Mình đã từng đi Nội Ngoại Sản Nhi và bắt gặp thằng Meropenem và Imipenem/cilastatin (Primaxin) rất hay được dùng.

Một vài tác dụng phụ của nhóm Carbapenem cần ghi nhớ: đó là suy thận, phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong có thể xảy ra ở những người được điều trị bằng carbapenems. Động kinh có thể xảy ra khi điều trị bằng imipenem và meropenem.

Nhiễm Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii có thể cân nhắc dùng NHÓM Carbapenem vì hiệu quá khá tốt nhưng hiện nay mấy con này cũng bắt đầu kháng kháng sinh này rồi.

Bài báo tiếp:

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, trong khi nhiều quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng sinh thế hệ 1 có hiệu quả thì Việt Nam đã phải sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4.

Đáng lo ngại hơn, ở nước ta đã xuất hiện một vài loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột.( thằng Ecoli kháng thuốc dữ lắm)

Lượng thuốc kháng sinh tăng gấp đôi

Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.

Từ năm 2009 đến nay, số lượng thuốc kháng sinh ở Việt Nam bán ra ngoài cộng đồng đã tăng gấp 2 lần.

Nguyên do, có tới 88% kháng sinh tại thành thị được bán ra mà không cần kê đơn, ở nông thôn tỉ lệ lên đến 91%.

Các bác sĩ sử dụng kháng sinh không hợp lý. Theo khảo sát của BV Chợ Rẫy, khoảng 50% kháng sinh được bác sĩ kê đơn bất hợp lý; 32% bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhân không nhiễm khuẩn; 33% bác sĩ sử dụng kháng sinh kéo dài và không cần thiết…

Trong khi tốc độ tìm ra kháng sinh mới trên thế giới không kịp so với mức độ gia tăng của các vi khuẩn kháng kháng sinh.

Trong hơn 5 năm (từ 1983 – 1987), cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ mới chỉ cấp giấy chứng nhận sử dụng cho 18 loại kháng sinh. Còn từ năm 2008 đến nay không có thêm kháng sinh mới nào được tìm ra.

Với tình hình này, WHO dự tính đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, các bệnh thông thường như ho hay chỉ một vết cắt cũng có thể gây tử vong.

Để hạn chế tình trạng này, Bộ trưởng Y tế đã ra quyết định thành lập nhóm kỹ thuật về giám sát kháng thuốc giai đoạn từ năm 2017-2020.

Nhóm sẽ có nhiệm vụ tham gia phối hợp, đánh giá, báo cáo giám sát về kháng thuốc và đưa ra các giải pháp ngăn chặn sự gia tăng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp.

Tuy nhiên, Carbapenem đã đủ tuổi để gọi là kháng sinh mạnh nhất thế giới chưa ?

Chắc chắn các bạn sẽ trả lời là chưa. Vì thằng Carbapenem này ra đời lâu rồi nên chắc chắn sẽ có một kháng sinh mạnh hơn thay thế ! Nhưng quan trọng là nó đã có ở Việt Nam chưa thôi ?

Với lại Carbapenem cũng đã bị kháng khá nhiều, tuy nhiên so với những nhóm còn lại nó vẫn là oke nhất.

Vậy đâu là kháng sinh mạnh nhất thế giới ?

Các bạn có thể tham khảo list kháng sinh và cơ chế tại:

 https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_antibiotics

Theo bảng này, bạn có thể thấy thằng cuối cùng, chính là Halicin, thực chất đây là một loại thuốc điều trị tiểu đường, được chế tạo nhờ trí thông minh nhân tạo AI. Được thí nghiệm với nhiều nhóm kháng sinh mạnh khác mà cho thấy hiệu quả vượt trội trong điều trị nhiễm khuẩn. Cơ chế diệt khuẩn thông qua việc phá vỡ kênh Gradient điện hóa.

Nó có tác dụng cực kì tốt đối với các chủng Clostridiodes difficile , Acinetobacter baumannii và Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc.

Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu cho thấy nhóm này bị kháng bởi Psedomonas và chưa được thí nghiệm trên người.

Hiện tại thuốc này chưa có trên thị trường đâu nhé.

Đâu là kháng sinh mạnh nhất thế giới hiện tại ? Reviewed by PROCDHA on tháng 6 06, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.