Chia sẻ kinh nghiệm học ECG của một sinh viên đã ra trường

“Nếu cuộc sống của bạn không có thăng trầm, chẳng khác nào bạn đã chết”


Cuốn sách đầu tiên tôi đọc là cuốn Dubin – phân tích nhanh 1 điện tâm đồ. (Dubin là 1 trong 5 cuốn best seller về điện tâm đồ mà ai mới bắt đầu đọc điện tim cũng đều biết), tuy nhiên nó có nhược điểm là nói đi nói lại, nói miệt mài, nói tới khi không thể nào quên thì mới thôi. 1 cuốn sách hay nhưng nói lắm quá. Thú thật trong tâm trí tôi, cuốn này chẳng có gì để lại trong đầu tôi ngoài cái tên Dubin liên quan tới vụ quấy rối tình dục trẻ em.
Tôi ra trường với mớ kiến thức ít ỏi về điện tim. Tôi có thể đọc được tần số, xác định trục, có thể nhận ra dạng “bia mộ” do ST chênh lên trong STEMI. Khi đi làm, nhìn đồng nghiệp đọc điện tim như 1 chuyên gia, tôi đã tò mò hỏi vì sao anh ta đọc giỏi như vậy? Anh nói đã tham gia 1 khóa học đọc điện tim
và tôi bắt đầu đọc cuốn sách như anh ta hướng dẫn nhưng kết quả không có gì khá hơn. Nó cũng hay nhưng không cấp cho cái tôi cần
Sau đó, tôi đã tự tìm ra được con đường của mình
1. Tôi đã mua cuốn ECG cấp cứu của bác sĩ Amal Mattu
Tôi đã sử dụng cuốn sách này như nào?
Tôi đã đọc từng case ECG với từng tình huống lâm sàng
cố gắng nhớ những gì có trên ECG này (tần số, thay đổi nhịp, thay đổi đoạn ST, sóng T trông như nào?)
mở mặt sau cuốn sách và đọc phân tích case
ghi lại những điểm chính trong phần giải thích case, ghi các ghi chú này vào ECG ở mục câu hỏi.
Tôi làm 5-10 case ECG mỗi ngày. Vào đầu mỗi ngày, tôi lại mở và xem các ghi chú tôi đã thêm vào các ECG
trông nó giống như thế này
Lúc đầu tôi biết rất ít. Khả năng ghi nhớ các ghi chú của tôi rất kém. Tuy nhiên khi nhiều ngày trôi qua, kiến thức của tôi bắt đầu tăng lên và tôi nhận ra ngày càng nhiều đặc điểm của mỗi ECG Dưới đây là một ví dụ về đặc điểm diễn giải ECG của hội chứng Wellens. Tôi đã nhìn trước tiên và đánh giá ECG. Tôi ghi nhận các đặc điểm như T 2 pha, sóng Q và T đảo. Sau đó tôi lật mặt sau cuốn sách và xem giải thích về ECG  
Tiếp theo, tôi trở lại ECG ban đầu, bắt đầu gi thêm ghi chú vào và xác định cụ thể các dấu hiệu đặc trưng trên ECG

Điều quan trọng là phải vượt qua tất cả 200 ECG trong cuốn sách này. Ở mức 5-10 ECG mỗi ngày và nghỉ vài ngày trong suốt quá trình tự học của bạn, việc này sẽ mất khoảng 1-2 tháng. Cuốn ECG –emergency 1 của bác sĩ Amal Mattu cung cấp nền tảng cho những gì sắp tới của bạn
2. Tới cuốn ECG tiếp theo mà tôi tin là cuốn giúp học ECG hiệu quả nhất từng được xuất bản: “12-Lead ECG: The Art of Interpretation EKG” của tác giả Tomas Garcia và Neil Holtz
Tôi đã sử dụng cuốn sách như thế nào
Bắt đầu từ trang 1. Một số nội dung có vẻ sơ đẳng, nhưng hiểu được về lý do “tại sao” và “thế nào” của ECG là bước quan trọng với việc làm chủ nó. Hãy đọc 70 trang đầu tiên (phần 1) là phiên bản rõ ràng hơn nhiều, là những gì mà cuốn Dubin cố gắng chỉ ra
Phần 2 là nơi bạn sẽ tìm thấy bảo bối. Đọc nó như 1 cuốn sách và nên có chủ đích. Lấy những gì nó mô tả trong sách và xác định các đặc điểm trên ECG, khoanh trong những bất thường và viêt ghi chú nên ECG
đọc những gì sách mô tả và xác định những điểm này trên các ECG tiếp theo
Ngoài việc đọc qua từng phần và ghi chú trên ECG, cũng bắt đầu tạo thẻ ghi chú. Có thẻ ghi chú để học giải thích ECG. Có hai loại thẻ. Loại 1 chỉ đơn giản là lấy một điểm quan trọng và viết nó lên mặt trước của thẻ ghi chú. Không có gì ở mặt sau. Không lật.
loại 2 là câu hỏi mặt trước và giải thích ở mặt sau. Loại này có thể lật
“12-Lead ECG: The Art of Interpretation EKG” của tác giả Tomas Garcia và Neil Holtz
là một cuốn sách dày, dày đặc thông tin, nhưng nó được trình bày theo cách đơn giản đến mức việc học ECG trở nên thú vị. Vâng, vui Làm sao? Bởi vì kiến ​​thức bạn đang đạt được là thực tế. Trong thực hành lâm sàng hàng ngày hoặc trong cấp cứu, bạn sẽ nhận ra ngày càng nhiều cái bạn đang học hàng ngày, sự tự tin của bạn sẽ tăng lên. Chẳng mấy chốc bạn sẽ háo hức giải thích với đồng nghiệp với những phát hiện trên ECG mà cô/anh ấy không biết. Ngay sau đó bạn sẽ muốn được gọi hội chẩn khi 1 ECG nào đó khó giải thích mà đồng nghiệp cần giúp đỡ
Nhưng khóa học này vẫn chưa kết thúc nếu bạn muốn thực sự tự tin khi giải thích ECG.
Xác định STEMI sẽ là thói quen của bạn. phát hiện hội chứng Wellens, hay Brugada sẽ là vấn đề thứ 2. Các vấn đề giải thích rối loạn nhịp, theo kinh nghiệm của tôi, hầu hết các ca trao đổi về ECG – là nơi phân tích bởi nhiều người “đây là block AV 2? Hay block AV 3?…
3. “Arrhythmia Recognition: The Art of Interpretation” của tác giả Tomas Garcia và Geoffrey Miller
Tôi đã sử dụng cuốn sách như thế nào
Được viết theo cùng kiểu như cuốn đầu tiên của Garcia, “12-Lead ECG: The Art of Interpretation EKG” giúp nhận biết rối loạn nhịp, sau đó tập 6 phần vào các rối loạn nhịp khác nhau. Cuốn sách cũng chứa những ghi chú tuyệt vời
Bạn đã bao giờ nghe nói về hiện tượng Ashman?
Tôi đã từng gặp phải nhưng bây giờ tôi hỏi nội trú về điều đó mỗi khi tôi thấy 1 bệnh nhân bị rung nhĩ. Hãy tự tìm nó trên ECG hoặc holter của bệnh nhân bị rung nhĩ. Tôi cá là bạn sẽ thấy nó.
Tiếp cận cuốn sách này theo nhiều cách tương tự. Lấy những gì đang được mô tả trong sách và xác định các đặc điểm trong ECG. Khoanh tròn những bất thường, viết ghi chú lên ECG. Tuy nhiên, ở cuối mỗi phần là một bài tự kiểm tra. Hãy làm chúng Cuốn sách cũng chứa các bảng và biểu đồ giúp phân loại các đặc điểm EKG khác nhau.
Nhận biết rối loạn nhịp tim: Nghệ thuật giải thích là điều bắt buộc bạn phải vượt qua.  Nếu bạn dành 10-20 phút mỗi ngày cho nó, bạn sẽ cần khoảng 2-3 tháng để thực sự hiểu những giải thích của nó. Nhưng đây là phần cuối cùng để xây dựng nền tảng của bạn và nếu bạn không dành thời gian cần thiết cho nó, bạn sẽ có nên tảng không vững. Đó là điều bạn không hề muốn, phải không?
Cho đến nay, chúng ta đã trao đổi về 3 cuốn sách quan trọng nhất để học ECG:
Bây giờ bạn đã có vốn liếng kha khá. Nhiều khả năng hơn 95% đồng nghiệp của bạn. Làm sao hơn 99% họ?
Nhớ tất cả các cách trở lại khi bạn bắt đầu. Nhìn vào ECG và cố mô tả nó. Đã đến lúc quay lại bước khởi đầu với bước ngoặt mới
3. ECG cho bác sĩ cấp cứu tập 2 của Amal Mattu và William Brady
Đây là cuốn sách thứ hai trong bộ ECG của Mattu và Brady và nó cũng hay như cuốn sách đầu tiên của họ.
Bước vào cuốn sách giống như cách bạn đã làm với cuốn sách đầu tiên của họ
Nhìn vào ECG với tình huống lâm sàng
Lưu ý những gì đang xảy ra trong ECG (tần số, nhịp, thay đổi ST-T)
Quay lại mặt sau của cuốn sách và đọc đoạn giải thích EKG
Lấy các ý chính từ phần giải thích và thêm các ghi chú này vào EKG ban đầu
Xem lại 5 đến 10 EKG mỗi ngày. Vào đầu mỗi ngày, quay lại và xem lại các ghi chú được thêm vào ECG
Tuy nhiên, lần này bạn sẽ có nhiều kiến ​​thức  hơn với những gì đang diễn ra với mỗi ECG. Đối với bạn điều này có vẻ quá dễ dàng nhưng đừng bỏ qua các bài tập này. Nó giúp bạn củng cố những gì bạn đã biết và bổ sung và chỗ thiếu của bạn. Bạn sẽ quên 1 số điều bạn đã được học trong lần đọc trước nhưng đây là 1 bước quan trọng. Quên đi là cách để nhớ tốt hơn. Bạn càng chăm chỉ để tìm lại thông tin bị lãng quên, nó sẽ càng trở nên được củng cố vững chắc trong bộ nhớ của bạn
Dành cho những bạn nhắm tới mục tiêu đọc tốt hơn 99,9% đồng nghiệp
Bạn có thể dừng ngay bây giờ và bạn đã có vốn kiến thức về ECG đủ dùng cho toàn bộ sự nghiệp của bạn. Bạn có thể lướt qua ECG và chẩn đoán chính xác. Bạn sẽ tự tin và nếu bạn muốn bạn có thể thành chuyên gia ECG trong lớp, trong khoa của bạn
Nhưng bạn muốn nhiều hơn nữa?
Bài tập cuối cùng là sử dụng giải thích ECG trong tình huống lâm sàng bằng cách sử dụng “https://ecgweekly.com/” “Electrocardiography in Emergency Medicine”. Đây là một kho tài liệu tuyệt vời của Amal Mattu, Robert Barish và Jeffrey Tabas. Một số người đóng góp khác bao gồm Michael Bond, Gus Garmel, Andrew Perron, Ghazala Sharieff và Stuart Swadron. Trong lời nói đầu, họ nói rằng cuốn sách hướng đến các bác sĩ lâm sàng, người tiếp cận các case ECG thực tế và đưa ra các quyết định dựa trên những đánh giá trên ECG đó. Với mục tiêu cung cấp tài liệu thực tế, dễ hiểu
Thói quen cuối cùng cần tạo là theo dõi EKG mà bạn đã đánh giá trong thực hành lâm sàng. Thông thường 1 bệnh nhân nhập viện do loạn nhịp thường sẽ ra viện ở 1 khoa hoặc icu. ECG ban đầu tại cấp cứu cũng được đọc bởi bác sĩ tim mạch và làm lại ECG, thậm chi 1 số còn được làm điện sinh lý. Hãy theo dõi diễn biến và tìm hiểu xem họ giải thích ECG như nào. Thói quen này là cách nhanh nhất và ít tốn kém nhất để trở thành 1 chuyên gia đọc điện tim. Kiểm tra cái mình đọc đúng và học từ cái mình đọc sai
Chúc may mắn!
Nguồn: Yho.vn
Chia sẻ kinh nghiệm học ECG của một sinh viên đã ra trường Reviewed by PROCDHA on tháng 6 04, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.