Điều trị sỏi hệ tiết niệu

Điều trị sỏi hệ tiết niệu

2.4.1. Căn cứ để lựa chọn phương pháp điều trị:

- Sỏi: vị trí, hình dáng, kích thước của sỏi.
- Tình trạng thận và hệ TN: chức năng thận, hình dáng đài bể thận niệu quản.
- Các biến chứng do sỏi gây ra.
- Tình trạng toàn thân của bệnh nhân.
- Khi sỏi hai bên mà đều có chỉ định can thiệp, thì căn cứ vào nguyên tắc.
. Dễ trước, khó sau (ưu tiên nguyên tắc dễ trước, khó sau).
.Tốt trước, xấu sau.



2.4.2. Điều trị nội khoa

* Điều trị nội khoa tống sỏi tích cực

- Chỉ định:
. Trong trường hợp sỏi nhỏ kích thước < 7mm, nhẵn, thon nhỏ.
. Chức năng thận còn tốt (trên UIV), lưu thông niệu quản tốt .
. Sỏi chưa gây biến chứng.
. Toàn thân bệnh nhân không quá yếu, không có bệnh mãn tính.
- Phương pháp điều trị: giãn cơ trơn, vận động, lợi tiểu uống nhiều nước hoặc truyền dịch nếu cần.

* Điều trị nội khoa triệu chứng và biến chứng

- Chỉ định:
. Bệnh nhân có sỏi kích thước to, sỏi gây ảnh hưởng chức năng thận nhưng
Tình trạng bệnh nhân quá yếu mắc bệnh mãn tính nặng như lao phổi, suy tim, K giai đoạn cuối.
Điều kiện trang thiết bị, phẫu thuật viên không cho phép phẫu thuật.
. Điều trị chuẩn bị cho phẫu thuật.
- Phương pháp điều trị: Kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giãn cơ trơn, giảm đau.

5.2.3. Điều trị nội khoa theo quan điểm  Y học cổ truyền (Thạch lâm):

Tùy thể có bài thuốc khác nhau, nhưng chủ yếu nhóm thuốc lợi tiểu.

2.4.3. Mổ mở

- Trên thế giới PT chỉ còn chiếm 5-10% số BN sỏi TN cần can thiệp. Trái lại Việt nam PT vẫn còn chiến 50-70%. Nguyên nhân chính là người bệnh đến viện muộn khi sỏi đã lớn với nhiều biến chứng nặng nề.
- Chỉ định
. Sỏi san hô nhiều viên.
. Tai biến, biến chứng và không thành công của các PP ít sang chấn.
. Sỏi gây biến chứng nặng: NKN, suy thận.
. Sỏi kèm dị dạng đường niệu: hẹp cổ đài.
. Việt nam còn rộng hơn: sỏi bể thận lớn, rắn, sỏi tái phát....
- Các phương pháp phẫu thuật:
. Mở bể thận, nhu mô, mở niệu quản lấy sỏi.
. Dẫn lưu thận khi: thận ứ mủ, suy thận.
. Cắt thận khi: thận mất chức năng.

2.4.4. Các phương pháp điều trị sỏi ít sang chấn: ( QUAN TRỌNG NHẤT )

Các PP này, trên thế giới điều trị 90-95% các trường hợp cần can thiệp, VN mới áp dụng 50-70%, nguyên nhân chính là BN tới viện muộn khi sỏi đã to có nhiều biến chứng nặng nề.

* Tán sỏi ngoài cơ thể: (ESWL: Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy)

- Phương pháp này thường áp dụng với trường hợp:
. Sỏi  thận < 2cm, niệu quản 1/3 < 1 cm .
. Sỏi kích thước > 3cm thì tán ít có  hiệu quả, phải tán nhiều lần.
. Chức năng thận còn tốt, lưu thông bể thận niệu quản bình thường, không có bệnh lý ở thận như u thận, lao thận, bệnh lý mạch  máu thận.
- Nguyên lý: Dùng năng lượng  của sóng xung (bằng điện thuỷ lực, hoặc điện từ trường), tán vụn sỏi, sau đó các mảnh sỏi tống ra ngoài.
Hệ thống định vị sỏi của máy sử dụng  bằng X-quang hoặc bằng siêu âm. Sóng xung đi qua vào cơ thể hội tụ tại điểm  sỏi được định vị.
- Phương pháp này điều trị 60% sỏi cần can thiệp.



* Tán sỏi qua nội soi niệu quản (URS)  Ureteroscopy:

- Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp :
. Sỏi niệu quản dưới, sỏi kích thước đường kính  <1cm.
Một số trường hợp sỏi thận đơn giản (ống soi mềm, LASER).
. Chức năng thận còn tốt.
- Nguyên lý: Soi bàng quang đưa ống soi niệu quản, quan sát sỏi và tán sỏi bằng máy tán sử dụng điện thuỷ lực, siêu âm hoặc laser. Các mảnh sỏi vỡ nhỏ và được lấy ra bằng dụng cụ.
- Phương pháp này điều trị 10% sỏi cần can thiệp



*Tán và lấy sỏi qua da: (PCNL: Percutaneous nephrolithotomy)

- Chỉ định:
. Sỏi san hô.
. Sỏi thận hay NQ 1/3 trên kèm với các dị dạng đường tiết niệu như hẹp bể thận, hẹp cổ đài.
- Nguyên lý: Dùng kim chọc dò qua thành bụng, qua nhu mô thận vào thận dưới hướng dẫn của X-quang trên màn hình tăng sáng. Nong rộng đưa máy soi tiếp cận sỏi, dùng xung (điện  thuỷ lực, cơ học, LASER) tán vỡ sỏi ra nhiều mảnh nhỏ, hút ra ngoài.
Đây là phương pháp hiện đại đòi hỏi có dụng cụ phương tiện đầy đủ, phẫu thuật viên có kinh nghiệm thuần thục.
- Phương pháp này điều trị 10% sỏi cần can thiệp.



* Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi (laparoscopy)

- Chỉ định:
. Với những loại sỏi kích thước to > 1 cm, rắn.
. Những sỏi không có chỉ định điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn hay đã điều trị bằng các phương pháp ít sang chấn nhưng thất bại, hoặc ở cơ sở không có điều kiện kỹ thuật, trang thiết bị thực hiện các kỹ thuật ít sang chấn khác.
- PP này điều trị 10% sỏi cần can thiệp.


Điều trị sỏi hệ tiết niệu Reviewed by NTCDHA on tháng 7 10, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.