Tại sao xét nghiệm máu nên làm khi bệnh nhân đói ?

CÂU TRẢ LỜI:



Có những xét nghiệm chỉ cho kết quả chính xác khi người bệnh nhịn đói 4-6 giờ trước khi làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Lý do: sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa thành đường glucose để ruột hấp thụ và biến đổi năng lượng nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc mỡ trong máu tăng lên rất cao, nếu tiến hành xét nghiệm, kết quả thu được sẽ không chính xác.

Chỉ một số bệnh cần kiểm tra đường huyết thì phải nhịn đói khi xét nghiệm: bệnh liên quan đường và mỡ (tiểu đường), bệnh về tim mạch (cholesterol, triglycerid, HDL, LDL...), bệnh về gan mật

BÀN LUẬN: Trên lâm sàng xét nghiệm máu thì thường không có chuyện chờ đợi, ví dụ bệnh nhân đi khám ngoại trú chẳng hạn, chẳng bao giờ lại có chuyện bắt bệnh nhân đứng đợi 4-6h sau mới làm xét nghiệm. Trong xét nghiệm CT máu thì chỉ cần 5p thôi là đã có kết quả rồi. Tuy nhiên, để lấy kết quả thì bệnh nhân phải đợi tầm 30p mới lấy được. Bởi vì sao ? Đơn giản là nhân viên y tế muốn trả kết quả một lần cho một đống bệnh nhân, đỡ mất công và đỡ mệt.

Còn về đái tháo đường, chuyện bắt bệnh nhân nhịn đói để xét nghiệm thì chỉ xảy ra ở bệnh viện, lúc bệnh nhân còn nằm nội trú. Vì tiêu chuẩn ĐTĐ theo ADA vẫn có xét nghiệm đường máu bất kì, lớn hơn 11 là được. Và có quyền đặt ra chẩn đoán. Tuy nhiên về ĐTĐ thì có rất nhiều vấn đề mình không nhắc đến ở đây......

Trên thực tế thì bắt bệnh nhân nhịn đói đi làm nội soi thì rất hay gặp. Còn chuyện nhịn đói để làm công thức máu thì quá ít. Vì nhiều bệnh nhân lấy máu làm XN như ăn cơm bữa vậy.

YKHOA247.com

Tại sao xét nghiệm máu nên làm khi bệnh nhân đói ? Reviewed by PROCDHA on tháng 6 15, 2020 Rating: 5
YKHOA247 © 2015
Bản quyền thuộc về MENU

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.